Khám phá bí quyết khởi nghiệp từ thung lũng Silicon
Để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời của một startup công nghệ, bạn cần phải có khả năng, uy tín và tạo được ảnh hưởng, nó đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng không ngừng
Startups Châu Á có thể học được những kinh nghiệm khởi nghiệp bổ ích từ thung lũng Silicon như tinh thần doanh nhân, quy mô thị trường không phải là vấn đề, cạnh tranh, thời điểm khởi nghiệp…
Thung lũng Silicon là trung khu công nghệ cao nằm ở phía Nam vịnh San Francisco, thuộc phía bắc bang California Mỹ. Vùng thung lũng này hiện nay có khoảng 2 triệu người sinh sống và có khoảng 6.000 doanh nghiệp về công nghệ cao đang hoạt động. Trong đó, nổi bật nhất là những ông lớn trong giới công nghệ như Google, Facebook, Linked In, Apple, Intel…
Do tác động từ môi trường và hệ sinh thái đặc biệt nên quan điểm và cách khởi nghiệp của các Startup tại thung lũng Silicons cũng có nhiều điểm khác biệt so với các Startup Châu Á.
Đối thủ cạnh tranh có phải là vấn đề?
Vấn đề cạnh tranh luôn được các startup vạch ra trong bản kế hoạch kinh doanh của mình. Tuy nhiên tại thung lũng Silicon lại khác.
Hai nhà đồng sáng lập Tempo và Cjin của startup Cubie Messenger chia sẻ rằng một trong những thứ mà họ học được từ 500 Startups và Thung lũng Silicon là sự khác biệt giữa câu hỏi được đề ra và trọng điểm. Tại Thung lũng Silicon, mọi người tập trung vào các thước đo sự phát triển và rất ít khi đề cập đến chuyện cạnh tranh. Tuy nhiên, tại Châu Á, mọi người cứ hỏi về những đối thủ cạnh tranh. Thung lũng Silicon đã cho họ biết mình nên tập trung vào các số liệu phát triển và sản phẩm của mình.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng quy mô thị trường là một hằng số nhưng lại quên rằng thị trường cũng có thể không ngừng phát triển.
Đừng vội vàng khởi nghiệp
Nhiều sinh viên sau khi ra trường đã ôm mộng làm chủ và tự khởi nghiệp. Tuy nhiên do vội vàng, chưa chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức, kinh nghiệm nên đã nhanh chóng thất bại. Một câu hỏi đặt ra là nên khởi nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp hay đầu quân cho một Startups để học hỏi kinh nghiệm?
Hầu hết các Startup tại thung lũng Silicon đều cho rằng rằng sinh viên nên làm việc cho một startup trước. Làm việc cho một startup sẽ đặt họ dưới một sức ép rất cao nhưng đó cũng là một vị trí tốt để người sinh viên đó học hỏi và phát triển bản thân cùng công ty. Đồng thời giúp họ xây dựng thương hiệu, mạng lưới quan hệ và uy tín cá nhân.
Ngoài ra, rất nhiều nhà sáng lập và doanh nhân cũng đồng ý rằng trường đại học mang đến cho một sinh viên cơ hội tốt nhất để startup và làm việc với những con người tuyệt vời trong những dự án nhỏ.
Tự lập, kỷ luật và đam mê hết mình
Không phải tự nhiên các startup tại thung lũng Silicon có thể thành công. Ngoài niềm đam mê lĩnh vực mình yêu thích, họ còn tự lập tạo dựng cho mình mọi thứ.
Và điều đặc biệt là họ rất kỷ luật và luôn chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần và kiến thức chuyên môn. Có ai đó đã nói rằng Động lực chỉ là thoáng qua, nhất thời và ở khắp mọi nơi nhưng kỷ luật rất nhất quán, thường xuyên và hiếm thấy. Vì thế nếu bạn chỉ đam mê, quyết tâm thôi là chưa đủ. Hãy làm việc có kỷ luật, cam kết và luôn sẵn sàng bạn mới có thể nhanh chóng thành công
Để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời của một startup công nghệ, bạn cần phải có khả năng, uy tín và tạo được ảnh hưởng, nó đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng không ngừng và nghiêm khắc hơn với bản thân.
Quy mô thị trường không phải là vấn đề
Khi khởi nghiệp quy mô thị trường có phải là vấn đề hay không? Nhiều startup Châu Á luôn than phiền về quy mô thị trường trong nước khá nhỏ…Nhưng một nhà sáng lập tại Thung lũng Silicon đã mang đến một quan điểm rất thú vị về quy mô thị trường: “Hãy nhìn vào Facebook, khi mới bắt đầu, họ chỉ lấy Harvard làm mục tiêu và dần dần đã thống trị toàn bộ mạng xã hội trong trường. Sau đó, họ dần dần mở rộng đến các trường khác và xây dựng thành công những cộng đồng tuy nhỏ nhưng rất vững mạnh. Sau đó, câu chuyện về sự phát triển của Facebook đã đi vào lịch sử đáng nhớ của ngành công nghệ.”
Câu chuyện về sự ra đời của Facebook đã vô hiệu hóa những lời than phiền về quy mô thị trường. Nếu bạn không thể giành được thị phần ngay tại quốc gia mình thì làm sao bạn có thể cạnh tranh với những startup và doanh nghiệp đến từ những quốc gia trong vùng hay từ thương trường quốc tế?
Trên đây là sự khác biệt về quan điểm và nhân thức khởi nghiệpgiữa startup Châu Á và Silicon, đồng thời là bài học để những bạn trẻ Châu Á học tập, rút kinh nghiệm. Hi vọng rằng, các bạn trẻ Châu Á sẽ không đặt nặng vấn đề quy mô thị trường, đối thủ cạnh tranh. Thay vào đó sẽ làm việc hết mình, luôn đam mê, sẵn sàng và có kỷ luật.
Leave a Reply